Mỗi doanh nghiệp với hệ thống khách hàng và nhà cung cấp rộng khắp cần tiến hành thủ tục rà soát tín nhiệm đối tác để áp dụng các biện pháp quản lý và chính sách kinh doanh phù hợp.
Các nhà cung cấp tốt thường nhanh chóng chứng minh được địa vị pháp lý, tín nhiệm kinh doanh, năng lực thương mại rõ ràng, vượt trội.
CHÍNH SÁCH THẨM ĐỊNH NHÀ CUNG CẤP
Trước khi thiết lập quan hệ thương mại, lựa chọn nhà cung cấp (Vendor code), người mua hàng sẽ cần thẩm định nhà cung cấp về các nội dung cơ bản về:
- Thẩm định về pháp lý – Legal Due Diligence (LDD) bao gồm đánh giá về hồ sơ thành lập và hoạt động, vốn và chủ sở hữu, nhân sự quản lý và cơ cấu tổ chức cũng như thẩm quyền, Quản trị quan hệ lao động và các chính sách, Các hợp đồng đang có hiệu lực, Tuân thủ về Thuế và các báo cáo kế toán, Danh mục tài sản và quyền sử dụng định đoạt, Quan hệ với ngân hàng và lịch sử tín dụng, Hệ thống giấy phép kinh doanh có điều kiện, Danh sách các quyết định phạt, các Tranh chấp và Tố tụng có liên quan.
- Thẩm định thuế (Tax Due diligence) bao gồm đánh giá về các sắc thuế liên quan, hồ sơ tuân thủ, tình trạng thuế, kế hoạch thuế, các ưu đãi, các rủi ro về thuế. Bao gồm cả tính hợp pháp hợp lệ của các hóa đơn sẽ được phát hành.
- Thẩm định về thương mại – Commercial Due Diligence (CDD) bao gồm đánh giá về chất lượng hàng hóa dịch vụ, chính sách bán hàng, lịch sử kinh doanh, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, lĩnh vực ngành nghề, chính sách vĩ mô, triển vọng và rủi ro. Việc đánh giá thường dựa trên mô hình phân tích SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats): Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức.
- Thẩm định về tài chính – Financial Due Diligence bao gồm việc đánh giá thu nhập, tài sản, công nợ, dòng tiền, các khoản vay, lịch sử tín dụng, cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc đánh giá dựa trên các báo cáo gồm: Các chính sách kế toán; Doanh thu, chi phí, lợi nhuận; dòng tiền; Tài sản ròng; Thuế; Chính sách nội bộ; Các kế hoạch tài chính.
- Thẩm định hệ thống công nghệ thông tin (IT Due Diligence), bao gồm đánh giá phần mềm kế toán, hệ thống quản trị toàn doanh nghiệp (ERP), các máy chủ nội bộ, phần mềm và hệ thống mạng.
- Thẩm định tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due Diligence) bao gồm đánh giá các văn bằng sở hữu về bản quyền, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh.
Thủ tục Due Diligence chắc chắn cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đưa ra quyết định kinh doanh với đối tác. Khi thực hiện thủ tục này đòi hỏi phải tuân theo các qui trình, nghiệp vụ và nên được thực hiện bởi các chuyên gia.
CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ MUA HÀNG
Ban hành chính sách thương mại và áp dụng hệ thống biểu mẫu hợp đồng phải đồng thời đáp ứng được các mục tiêu:
- Tuân thủ luật pháp về lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại.
- Tuân thủ và tối ưu các qui định về thuế.
- Thiết lập mối quan hệ hợp pháp và bảo vệ lợi ích của công ty với nhà cung cấp.
- Thiết lập mối quan hệ hợp pháp và bảo vệ lợi ích của công ty với khách hàng.
- Hướng dẫn và ràng buộc trách nhiệm của nhân viên trong quá trình thực thi.
- Có khả năng cải tiến, cập nhật các qui định của nhà nước và chính sách nội bộ của công ty.
- Chủ động cung cấp thông tin cho nhà quản lý, cơ quan nhà nước, tham gia các thủ tục pháp lý.
- Phù hợp với chính sách tín dụng thương mại và quản trị tài chính doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn.
Vận hành chính sách mua hàng – bán hàng bằng các qui trình may đo riêng cho doanh nghiệp:
- Qui trình mua hàng.
- Qui trình bán hàng.
- Tiêu chí và qui trình thẩm định, đánh giá nhà cung cấp (Due diligence).
- Tiêu chí và qui trình thẩm định, đánh giá khách hàng (KYC).
- Qui trình thực hiện giao dịch mua hàng.
- Qui trình thực hiện thủ tục bán hàng.
- Qui trình quản lý và thực thi hợp đồng thương mại.
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ thương mại.
- Kế hoạch mua hàng – bán hàng, dự toán ngân sách.
- Chế độ báo cáo.
- Kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các qui trình và biểu mẫu trong hoạt động mua hàng.
Thiết lập hệ thống biểu mẫu vận hành:
- Hệ thống hợp đồng nguyên tắc.
- Hệ thống phụ lục là các điều khoản và điều kiện phòng ngừa rủi ro và bảo vệ lợi ích Công ty.
- Hệ thống chứng từ trước khi ký hợp đồng, mua hàng.
- Hệ thống chứng từ thực thi hợp đồng.
- Biểu mẫu về thẩm định nhà cung cấp, khách hàng.
Là nhà tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh tại Việt Nam từ trước năm 2006, am hiểu qui định và văn hoá địa phương, Viva cung cấp dịch vụ độc quyền theo cách tích hợp, hài hoà đồng thời cả 05 nền tảng chuyên sâu gồm Luật kinh doanh – Kế toán tài chính – Quản lý thuế – Quản trị quan hệ lao động – Thủ tục hành chính trong kinh doanh cùng với sự kế thừa kinh nghiệm tổng cộng lên đến hằng trăm năm cho mỗi công việc.
Không chỉ giúp xây dựng chính sách quản trị việc mua hàng, thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá và năng lực chuyên môn sâu rộng và sự trải nghiệm dày dạn, chúng tôi nhận diện năng lực và rủi ro từ từng từng nhà cung cấp một cách nhanh chóng, tin cậy giúp Quí khách lường trước rủi ro và tối ưu lợi ích từ các hoạt động mua hàng.
Vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi ngay khi bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến thủ tục thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp của khách hàng hay đối tác.
VIVA BUSINESS CONSULTING
VIVA Business Consulting là Công ty tư vấn chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh theo qui định địa phương từ năm 2006. VIVA đang cấp dịch vụ quản trị diều hành hỗ trợ trực tiếp cho các CEO, người quản lý doanh nghiệp và hằng ngàn công ty FDI.
Dịch vụ của VIVA là sự kết hợp đồng thời của: Luật pháp trong kinh doanh - Tài chính kế toán và thuế - Nhân sự và lao động tiền lương - Tài chính doanh nghiệp - Quản trị và kiểm soát nội bộ. Chúng tôi đã phục vụ thành công hằng ngàn khách hàng là những công ty danh tiếng đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… trong các lĩnh vực: Dệt may, năng lượng, dược phẩm, quảng cáo, nông nghiệp...
Sự khác biệt của VIVA là cách làm việc trọn gói – luôn đảm bảo kết quả cuối cùng – theo cách xuất sắc, tối ưu, vượt trội của người thạo nghề.
VIVA không chỉ cung cấp dịch vụ thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh mà đặt sự an toàn, tối ưu của khách hàng làm trọng tâm khi thiết kế các giải pháp, đa dạng các nguồn lực nhằm giải quyết triệt để các rủi ro tiềm tàng, giúp mang lại lợi ích, lợi thế cạnh tranh và cảm hứng kinh doanh cho khách hàng.
Trên nền tảng chuyên môn sâu rộng và đồng bộ về Luật kinh doanh – Quản lý thuế – Quản lý quan hệ lao động – Tài chính kế toán – Quản trị doanh nghiệp, kết hợp với qui trình làm việc khép kín từ tư vấn, triển khai, bàn giao, hỗ trợ vận hành giúp chúng tôi có khả năng bảo vệ và đảm bảo cho khách hàng theo cách toàn diện.


- Một email và một cuộc gọi từ VIVA Business Consulting
- Bản cam kết về bảo mật thông tin
- Buổi tư vấn riêng với các chuyên gia đầu ngành
- Giải pháp hiệu quả dành cho doanh nghiệp
“Nếu bạn hỏi bất kỳ doanh nhân thành công nào, họ sẽ luôn luôn nói rằng họ đã có một cố vấn tuyệt vời tại một số nơi trên hành trình đã chọn”.
Richard Branson - Nhà sáng lập Virgin Group.
Xem thêm:
- Hồ sơ tín nhiệm doanh nghiệp – commercial credit report
- Thiết lập hồ sơ tín nhiệm – thẩm định giá trị doanh nghiệp
- Thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp, khách hàng, đối tác
- Cố vấn quản lý các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh
- Thẩm định và thiết lập hồ sơ góp vốn bằng năng lực và thương hiệu doanh nhân
- Cách quản lý và thực thi việc mua – bán doanh nghiệp (M&A)
- Thẩm định và mua bán doanh nghiệp