Mobile menu icon
KHÔNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH VẬN TẢI, TƯƠNG LAI UBER TẠI VIỆT NAM RA SAO?

KHÔNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH VẬN TẢI, TƯƠNG LAI UBER TẠI VIỆT NAM RA SAO?

VIVA BUSINESS CONSULTING là công ty tư vấn doanh nghiệp được tín nhiệm bởi hằng ngàn khách hàng danh tiếng từ năm 2006. VIVA cung cấp nền tảng quản lý toàn diện và nguồn lực thực thi theo cách kết hợp đồng thời của: Luật pháp và thủ tục hành chính trong kinh doanh – Quản lý thuế và kế toán – Quản trị quan hệ lao động – Quản trị tài chính doanh nghiệp – Quản trị và kiểm soát nội bộ. Năng lực của chúng tôi giúp khách hàng lường trước các rủi ro, tối ưu chi phí, kiến tạo lợi thế kinh doanh.

VIVA is a business consulting company, specializes in business compliance procedures according to local business laws and regulations since 2006. VIVA has been continuously trusted by thousands of well-known clients since 2006. We are creating added value for clients by offering one-stop business platform with exclusive and tailored-made services related to market entry and mandatory business compliances. We keep our client’s good standing in lawful and optimal manners whenever they are working and doing business in Vietnam.

Không Đăng Ký Kinh Doanh Vận Tải, Tương Lai Uber Tại Việt Nam Ra Sao?

Vào Việt Nam từ tháng 7/2014, Uber nhanh chóng tạo nên cơn sốt và khuấy động thị trường giao thông vận tải tại Việt Nam. Sau hơn hai năm hoạt động, Uber có hơn 15.000 tài xế lái xe – con số mà một hãng taxi truyền thống phải mất gần chục năm để đạt được và giá của Uber đang là sự lựa chọn rẻ nhất tại Việt Nam cho dù người dùng chọn cho mình những chiếc xe SUV sang trọng.

Không Đăng Ký Kinh Doanh Vận Tải, Tương Lai Uber Tại Việt Nam Ra Sao?
Không Đăng Ký Kinh Doanh Vận Tải, Tương Lai Uber Tại Việt Nam Ra Sao?

Lợi thế công nghệ và luật của Uber

Với hình thức kết nối khách hàng và tài xế qua ứng dụng di động, Uber không cần phải tốn kém các chi phí như logo, phù hiệu, tổng đài, bộ máy, nhân sự… và cũng không phải chịu các nghĩa vụ điều kiện về kinh doanh và thuế như một doanh nghiệp taxi truyền thống. Điều đó tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội cho Uber.

Cách thức hoạt động của Uber tại Việt Nam cũng là một điều đáng nói. Dù bị Bộ Giao thông vận tải trả lại “Đề án thí điểm ứng dụng KHCN hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách” hai lần với lý do Uber phải là hiện diện pháp nhân chính thức tại Việt Nam để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với các đối tác kinh doanh vận tải, chứ không phải chỉ là đơn vị trung gian giữa khách hàng và công ty mẹ Uber B.V Hà Lan như hiện nay. Trong khi Grab đã đăng ký đầy đủ ngành nghề kinh doanh là công nghệ thông tin và vận tải; Uber Việt Nam lại chỉ đăng ký hoạt động tư vấn quản lý, nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận và kinh doanh phần mềm chứ không phải là kinh doanh vận tải.

Đương nhiên Uber có lý do chính đáng. Uber B.V Hà Lan cho biết công ty này hoạt động xuyên biên giới theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, do cung cấp phần mềm qua biên giới nên sẽ chỉ nộp thuế theo luật pháp của chính phủ Hà Lan. Điều này gây thất thu cho nhà nước Việt Nam một khoản thuế đang kể trong khi Uber đang nhanh chóng chiếm dần thị phần của các doanh nghiệp trong nước.

Cụ thể là công ty Uber B.V Hà Lan chia lợi nhuận với tài xế theo tỷ lệ 20/80 và trực tiếp đóng thuế từ Hà Lan. Hơn ba năm qua, Uber chỉ phải chịu thuế suất “VAT 3% và thuế TNDN chỉ 2%” trên doanh thu của họ, kèm theo “VAT 3% và thuế TNCN 1.5%” trên doanh thu của tài xế. Trong khi đó, các hãng taxi truyền thống Việt Nam đang phải chịu nhiều loại thuế, đặc biệt là 2 loại thuế cao là thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp 20% kèm theo các khoản trích theo lương và bảo hiểm cho tài xế.

Không Đăng Ký Kinh Doanh Vận Tải, Tương Lai Uber Tại Việt Nam Ra Sao?
Không Đăng Ký Kinh Doanh Vận Tải, Tương Lai Uber Tại Việt Nam Ra Sao?

Nhu cầu tư vấn kinh doanh của doanh nghiệp FDI

Nguyên nhân do hình thức kinh doanh của Uber còn mới mẻ mà pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể. Đồng thời phía sau Uber cũng là những chuyên gia am hiểu một cách có hệ thống về luật pháp trong kinh doanh tại Việt Nam, từ thủ tục đầu tư – giấy phép kinh doanhkhai thuế – giải trình và chứng minh với các cơ quan nhà nước để Uber có thể vận dụng một cách hiệu quả và ngoạn mục các qui định, hưởng trọn quyền là những gì mà luật pháp không cấm, tránh được các bất lợi khác mà đối thủ đang gánh để biến thành lợi thế kinh doanh. Một đơn vị tư vấn lành nghề và chuyên nghiệp sẽ không giúp khách hàng theo cách vi phạm luật theo cách non kém mà sẽ giúp vận dụng một cách hoàn hảo, che chắn điểm yếu, phát huy lợi thế để tối ưu lợi ích cho khách hàng của mình phát triển kinh doanh. Chính vì vậy, không chỉ có các công ty FDI như Uber, mà hiện có rất nhiều doanh nghiệp trong nước đã quan tâm và vận dụng khả năng từ các nhà tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp để phòng ngừa rủi ro – phát huy lợi thế trong quản trị nội bộ và quản trị các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh.

Từ ban đầu, hoạt động của Uber Hà Lan là dịch vụ xuyên biên giới và không hề bị cấm tại Việt Nam. Nhưng trong tương lai, nhà nước Việt nam có thể sẽ đưa ra những đưa ra các quy định quản lý chặt chẽ hơn với các dịch vụ như Uber hay Grab để siết chăt việc quản lý cước phí và các tài xế lái xe, như Singapore, Trung Quốc đã từng làm. Trước sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ, Uber cần được sự chấp thuận từ chính quyền nếu muốn phát triển tại Việt Nam – một trong những thị trường quan trọng nhất của Uber hiện nay. Tương lai của Uber tại Việt Nam là không hề dễ dàng cho bản thân họ và cũng sẽ tác động trực tiếp lên người dùng. Các tài xế Uber đang hoạt động mà không có đăng ký kinh doanh vận tải, không có hợp đồng sẽ bị xem là chạy chui và xử lý theo quy định. Còn đối với người dùng, chính sách mới của nhà nước sẽ phần nào ảnh hưởng đến giá cả của hãng xe mà họ sử dụng.

 

Chia sẻ bài viết

DANH MỤC BÀI VIẾT

Ngày đăng bài viết:

Chưa tìm thấy nội dung bạn cần xem?
TÌM KIẾM
DANH MỤC DỊCH VỤ TẠI VIVA
Search