Cơ quan quản lý thuế sẽ áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế. Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế, thông tin về dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu, hành vi vi phạm… kết hợp với ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Sau định kỳ mỗi 03 năm hoạt động hoặc khi rơi vào các tiêu chí đánh giá rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải trải qua các thủ tục kiểm tra, thanh tra, quyết toán thuế nghiêm ngặt và thường phát sinh các khoản truy thu thuế, phạt thuế.
Chúng tôi xin được giới thiệu chương trình tầm soát và phòng ngừa rủi ro về thuế theo các qui định và kinh nghiệm thực tiễn với các nội dung như sau:
CÁC SẮC THUẾ THƯỜNG XUYÊN PHÁT SINH VỚI DOANH NGHIỆP
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
- Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đây là một loại thuế gián thu được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp.
- Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ một số loại hàng hóa dịch vụ thuộc nhóm không chịu thuế.
- Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng gồm: 0%, 5%, 10%.
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào đối tượng là doanh nghiệp/tổ chức kinh tế có mức thu nhập phải chịu thuế bao gồm từ hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và những thu nhập khác của doanh nghiệp theo quy định.
- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
- Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
- Thuế suất thuế TNDN là 20% kể từ 01 tháng 01 năm 2016. Trong trường hợp ưu đãi, thuế suất sẽ được áp dụng là 10%, giảm, miễn trong một số năm.
THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
- Thuế nhà thầu là một loại thuế đánh vào tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- Thuế nhà thầu sẽ bao gồm thuế giá trị gia tăng và và thuế thu nhập doanh nghiệp, căn cứ vào doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính thuế tùy theo từng loại hình ngành nghề kinh doanh.
- Nếu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Nếu nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu
- Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh là từ 2% đến 5%; Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh: từ 1% đến 10% tùy theo ngành nghề.
THUẾ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
- Thuế chuyển nhượng vốn là loại thuế tính trên Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật.
- Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng.
- Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.
- Thuế suất thuế TNDN là 20% tính trên lợi nhuận ròng chịu thuế. Lợi nhuận ròng chịu thuế = Giá chuyển nhượng – Nguyên giá vốn chuyển nhượng – Chi phí chuyển nhượng.
THUẾ TỪ ĐẦU TƯ VỐN
- Thuế đầu tư vốn là loại thuế tính trên Thu nhập từ các hình thức: Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay. Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần. Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn. Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn. Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành. Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế. Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.
- Thuế suất thuế đầu tư vốn là 5%.
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó hoặc người nhập khẩu phải nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.
- Các loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là: Thuốc lá; Rượu; Bia; Xe ô tô dưới 24 chỗ; Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;Tàu bay, du thuyền; Xăng các loại; Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; Bài lá; Vàng mã, hàng mã.
- Các loại dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là: Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê; Kinh doanh ca-si-nô; trò chơi điện tử có thưởng; Kinh doanh đặt cược; Kinh doanh gôn (golf); Kinh doanh xổ số.
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ từ 15% đến 65%.
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
- Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu đánh trên thu nhập do cá nhân kiếm được và ngày càng trở nên một bộ phận quan trọng trong các khoản thu ngân sách tại Việt Nam.
- Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
- Thu nhập chịu thuế bao gồm: Thu nhập từ kinh doanh, Thu nhập từ tiền lương, Thu nhập từ đầu tư vốn, Thu nhập từ chuyển nhượng vốn,Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, Thu nhập từ trúng thưởng, Thu nhập từ bản quyền, Thu nhập từ nhượng quyền thương mại, Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán…
- Thuế suất thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần là từ 5% đến 35% căn cứ vào mức thu nhập chịu thuế.
NHẬN DIỆN VÀ HOÀN CHỈNH CÁC TIÊU CHÍ TUÂN THỦ
Doanh nghiệp cần xác định được các tiêu chí tuân thủ cơ bản theo các tiêu chí đánh giá của cơ quan thuế:
- Tuân thủ về ngành nghề đăng ký kinh doanh và cách định danh giao dịch trên các hóa đơn.
- Về lập và nộp các tờ khai thuế đầy đủ và đúng hạn.
- Về nộp các khoản thuế đầy đủ và đúng hạn.
- Tính hợp lý về cấu trúc số liệu trên các báo cáo thuế và báo cáo tài chính.
KIỂM TRA VÀ KHẮC PHỤC CHỦ ĐỘNG
Định kỳ 06 tháng hoặc hằng năm, cần tiến hành thủ tục kiểm toán nội bộ về thuế để nhận diện rủi ro và áp dụng các biện pháp quản lý chủ động:
- Kiểm soát tính tuân thủ: số lượng, hình thức, nội dung của hệ thống chứng từ gốc, hệ thống sổ sách kế toán và các báo cáo
- Đánh giá lại toàn bộ hoạt động kinh doanh theo từng giao dịch phát sinh. Thiết lập mối quan hệ giữa các giao dịch theo cách hợp pháp và tối ưu. Tư vấn cách hoàn thiện bộ hồ sơ chứng từ hợp lệ cho từng giao dịch. Tư vấn cách tối ưu các khoản thuế phải nộp, khắc phục và phòng ngừa các rủi ro. Soát xét số liệu của toàn hệ thống: Rà soát tính chính xác của từng giao dịch và các số liệu kế toán, tính phù phù hợp của các số liệu đó với nhau và phù hợp với các chuẩn mực kế toán hiện hành
- Cách thiết lập hệ thống hồ sơ tuân thủ trong kinh doanh theo các qui định hiện hành: Danh mục các hồ sơ về giấy phép – hồ sơ nhân – hồ sơ lao động tiền lương – hồ sơ khai thuế – hồ sơ thu chi – hồ sơ về hoá đơn chứng từ… Hướng dẫn tiêu chuẩn tuân thủ cho từng hồ sơ. Sắp xếp, tổ chức lưu trữ lại hệ thống chứng từ khoa học
- Lập báo cáo toàn toàn diện về các nguy cơ và rủi ro. Các giải pháp hoàn thiện, khắc phục để hạn chế các rủi ro nội bộ và rủi ro về thuế, xây dựng qui trình công cụ để phòng ngừa
- Đối chiếu các khoản phải nộp với cơ quan thuế và bảo hiểm (phiếu tình trạng thuế vụ). Hỗ trợ thu xếp các thủ tục với các cơ quan nhà nước cho đến khi có chứng nhận xác nhận đã hoàn tất mọi nghĩa vụ thuế với chi phí tối ưu.
- Đối chiếu và quản lý công nợ phải thu, phải trả, kiểm kê tài sản, hàng hoá tồn kho…
LẬP KẾ HOẠCH THUẾ
Lập kế hoạch thuế là việc tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Tối ưu hoá, chứ không phải là giảm thiểu hoặc không nộp thuế.
- Phân tích lĩnh vực ngành nghề, các sắc thuế được miễn giảm hoặc ưu đãi.
- Phân tích kết quả kinh doanh dựa trên hoạt động đầu tư, doanh thu, chi phí thực tế.
- Phân tích cơ cấu doanh thu, chi phí, tính hợp pháp hợp lệ của hệ thống hóa đơn chứng từ.
- Phân tích tài chính doanh nghiệp, dòng tiền, chi phí sử dụng vốn…
- Xác định chi phí thuế theo từng sắc thuế, mối quan hệ giữa các sắc thuế.
- Lập kế hoạch nộp thuế ngắn và dài hạn.
QUẢN LÝ VIỆC KIỂM TRA THUẾ
Cách thức làm việc và giải trình với cơ quan thuế đôi khi quyết định 50% kết quả cuối cùng.
- Dự đoán thời điểm sẽ được kiểm tra thuế và chủ động chuẩn bị hồ sơ, phương án.
- Tiếp nhận các thông báo kiểm tra thuế.
- Nhận diện bối cảnh, lý do và mục tiêu của cuộc kiểm tra thuế.
- Lập kế hoạch cung cấp thông tin.
- Kiểm soát việc giải trình.
- Kiểm soát ngân sách các khoản phải nộp và tín nhiệm doanh nghiệp về thuế.
- Thu thập và lưu trữ hồ sơ kiểm tra thuế, cập nhật – điều chỉnh số liệu theo kết quả kiểm tra thuế.
- Nộp thuế theo các quyết định kiểm tra.
Chương trình tầm soát và phòng ngừa rủi ro về thuế của Viva Business Consulting sẽ được triển khai miễn phí cho các khách hàng sử dụng các gói dịch vụ quản lý tuân thủ toàn diện, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa được kiểm tra thuế trong 03 năm gần nhất.
Xin vui lòng trao đổi với chuyên viên của chúng tôi để sắp xếp lịch làm việc, chủ động quản lý các thủ tục về thuế trong năm 2024 theo yêu cầu của cơ quan thuế.
VIVA BUSINESS CONSULTING
Chuyên gia tư vấn cho chủ doanh nghiệp
- VIVA là chuyên gia về thủ tục gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường, quản trị vận hành về thuế - quan hệ lao động - tài chính doanh nghiệp và các thủ tục hành chính trong kinh doanh tại Việt Nam từ 2006.
- VIVA tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp, doanh nhân tuân thủ các qui định trong kinh doanh tại Việt Nam, theo cách đầy đủ, nhanh chóng, tối ưu.
- VIVA BUSINESS CONSULTING là nhà tư vấn hoàn toàn khác biệt nhờ sự kết hợp giữa lợi thế chuyên môn địa phương mạnh mẽ với kinh nghiệm phục vụ các doanh nghiệp toàn cầu tại Việt Nam, các nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài lựa chọn VIVA là một giải pháp toàn diện cho các thủ tục kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi tồn tại gần 20 năm qua là nhờ sự hài lòng và ủng hộ của hằng ngàn khách hàng trung thành và đội ngũ chuyên gia thạo nghề bậc nhất. Sức mạnh nội tại bền bỉ của VIVA là minh chứng cho năng lực chuyên nghiệp và vượt trội của chúng tôi.
- VIVA tự hào là một trong những nhà tư vấn 100% của Việt Nam, bằng thực học - thực lực - thực làm, tư vấn và hỗ trợ thành công cho hằng ngàn nhà đầu tư và doanh nghiệp FDI phát triển kinh doanh bền vững tại Việt Nam.
VIVA không chỉ cung cấp dịch vụ thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh mà đặt sự an toàn, tối ưu của khách hàng làm trọng tâm khi thiết kế các giải pháp, đa dạng các nguồn lực nhằm giải quyết triệt để các rủi ro tiềm tàng, giúp mang lại lợi ích, lợi thế cạnh tranh và cảm hứng kinh doanh cho khách hàng.
Trên nền tảng chuyên môn sâu rộng và đồng bộ về Luật kinh doanh – Quản lý thuế – Quản lý quan hệ lao động – Tài chính kế toán – Quản trị doanh nghiệp, kết hợp với qui trình làm việc khép kín từ tư vấn, triển khai, bàn giao, hỗ trợ vận hành giúp chúng tôi có khả năng bảo vệ và đảm bảo cho khách hàng theo cách toàn diện.
- Một email và một cuộc gọi từ VIVA Business Consulting
- Bản cam kết về bảo mật thông tin
- Buổi tư vấn riêng với các chuyên gia đầu ngành
- Giải pháp hiệu quả dành cho doanh nghiệp
“Nếu bạn hỏi bất kỳ doanh nhân thành công nào, họ sẽ luôn luôn nói rằng họ đã có một cố vấn tuyệt vời tại một số nơi trên hành trình đã chọn”.
Richard Branson - Nhà sáng lập Virgin Group.
Xem thêm:
- Kiểm toán nội bộ các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh
- Thuế nhà thầu – thủ tục kê khai và cách tính theo qui định của Việt Nam
- Chuyển nhượng vốn – tăng giảm vốn công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- 12 sắc thuế thường gặp tại Việt Nam – căn cứ, cách tính và quản lý thủ tục quyết toán thuế
- Ữu đãi thuế – khu công nghiệp và khu kinh tế tại Việt Nam
- Các tiêu chí đáp ứng ưu đãi thuế với dịch vụ phần mềm
- Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam- chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
- Thuế nhà thầu – trách nhiệm khấu trừ và nộp thay của doanh nghiệp trong nước
- Hoàn thuế giá trị gia tăng theo qui định của việt nam – điều kiện và thủ tục
- Quản lý thuế toàn diện cho doanh nghiệp kinh doanh lâu dài tại việt nam
- Quản lý thủ tục tuân thủ trong kinh doanh theo yêu cầu và qui định của nhà nước
- Người có nhiều nguồn thu nhập – thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023
- Hướng dẫn toàn diện về thủ tục quyết toán năm 2023 thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam
- Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4 và cả năm 2023
- Giao dịch liên kết: những điều doanh nghiệp cần biết
- Báo cáo chống chuyển giá khi có quan hệ liên kết hay bên liên kết
- Mã số thuế – các trường hợp bị khóa và khôi phục – nguyên tắc, tình trạng pháp lý doanh nghiệp
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh 1 doanh nghiệp
- Giải thể doanh nghiệp tại Việt Nam – Điều kiện và thủ tục