Mobile menu icon
ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

VIVA BUSINESS CONSULTING là công ty tư vấn doanh nghiệp được tín nhiệm bởi hằng ngàn khách hàng danh tiếng từ năm 2006. VIVA cung cấp nền tảng quản lý toàn diện và nguồn lực thực thi theo cách kết hợp đồng thời của: Luật pháp và thủ tục hành chính trong kinh doanh – Quản lý thuế và kế toán – Quản trị quan hệ lao động – Quản trị tài chính doanh nghiệp – Quản trị và kiểm soát nội bộ. Năng lực của chúng tôi giúp khách hàng lường trước các rủi ro, tối ưu chi phí, kiến tạo lợi thế kinh doanh.

VIVA is a business consulting company, specializes in business compliance procedures according to local business laws and regulations since 2006. VIVA has been continuously trusted by thousands of well-known clients since 2006. We are creating added value for clients by offering one-stop business platform with exclusive and tailored-made services related to market entry and mandatory business compliances. We keep our client’s good standing in lawful and optimal manners whenever they are working and doing business in Vietnam.

Bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam: Các câu hỏi thường gặp

Cho dù là ở Việt Nam hay bất cứ đâu trên thế giới, bảo hộ nhãn hiệu luôn là bước đầu tiên trên con đường tạo dựng nên một thương hiệu kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu các thông tin về thương hiệu, nhãn hiệu và cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam, chúng ta cần hiểu về quy luật tư duy của con người – khách hàng.

THƯƠNG HIỆU – NHÃN HIỆU LÀ GÌ?

Thương hiệu – Brand

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

  • Theo định nghĩa của American Marketing Association, “Thương hiệu là tên, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác mà có thể phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một nhà cung cấp với những nhà cung cấp khác”.
  • Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.”.

Hiện nay ở Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Cụ thể hơn, ở Việt Nam hiện chỉ cho phép bảo hộ tên thương mại (Tên pháp nhân bằng tiếng Việt, tiếng Anh, Viết tắt). Trong khi đó, theo hệ thống luật Anh Mỹ, thương hiệu có thể được bảo hộ và người chủ sở nhãn hiệu đã đăng kí sẽ có quyền kiện bất cứ ai xâm phạm đến thương hiệu của mình. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry…

Thuật ngữ thương hiệu đôi khi cũng được sử dụng để đề cập tới bất cứ đặc tính khác biệt nào của hàng hóa đã được xác nhận, đặc biệt là các tính chất đặc trưng của sản phẩm được nhiều người biết tới, ví dụ thời trang Gucci, kính râm Elton John’s… Cần phải chú ý rằng quyền bảo hộ thương hiệu chỉ thực sự có được khi đã sử dụng và đăng kí thương hiệu đó cho một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Quyền sở hữu đối với thương hiệu có thể sẽ bị loại bỏ hoặc không tiếp tục được bảo hộ nữa nếu nó không tiếp tục được sử dụng vì thế chủ thương hiệu phải sử dụng thương hiệu của mình nếu muốn duy trì quyền này.

Nhãn hiệu – Trademark

Nhãn hiệu thực chất là một biểu tượng, là ngôn ngữ trong quá trình tư duy, nó đóng vai trò quan trọng trong thương mại như là một công cụ uy lực để chiếm lĩnh tâm trí, ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của khách hàng.

Nhãn hiệu có thể được mua bán hoặc cho thuê quyền sử dụng. Đồng thời, nhãn hiệu còn có thể được bảo hộ trong nước hoặc trên quốc tế.

  • Theo Điều 785 Luật Dân sự thì: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”…
  • Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt với hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp khác”.
  • Theo Philip Kotler, một chuyên gia marketing hàng đầu của thế giới thì: “Nhãn hiệu sản phẩm là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, có công dụng dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.

Nhãn hiệu đã được sử dụng từ thời xa xưa khi các nhà sản xuất muốn phân biệt hàng hóa của mình. Thuật ngữ nhãn hiệu “brand” xuất phát từ người Aixơlen cổ đại với nghĩa là đốt cháy “to burn”. Sự tự hào về hàng hóa do chính mình sản xuất không phải là lý do chính để sử dụng nhãn hiệu. Thật ra, các nhà sản xuất muốn khách hàng nhận biết được nhà sản xuất với hi vọng rằng khách hàng sẽ mua lại trong những lần sau hay giới thiệu với người khác. Ban đầu thì người ta đóng dấu nhãn hiệu cho các loại gia súc, về sau thì các nhà sản xuất gốm, gia thú và tơ lụa cũng sử dụng phương pháp này để phân biệt các sản phẩm của họ với nhà sản xuất khác.

Nhãn hiệu đã được sử dụng từ thời xa xưa. Với một nhãn hiệu độc đáo, các nhà sản xuất hi vọng rằng khách hàng của họ sẽ nhớ đến và quay lại trong những lần sau hay giới thiệu với người khác. Ban đầu thì người ta đóng dấu nhãn hiệu cho các loại gia súc, về sau thì các nhà sản xuất gốm, gia thú và tơ lụa cũng sử dụng phương pháp này để phân biệt các sản phẩm của họ với nhà sản xuất khác.

Một dấu hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do các Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và các tiêu chuẩn quốc tế. Có hai tiêu chí chính để xem xét:

  • Nhãn hiệu phải độc đáo và có khả năng phân biệt các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác .
  • Nhãn hiệu không mô tả sản phẩm, dịch vụ có thể gây hiểu lầm hoặc vi phạm các trật tự xã hội và các đạo đức xã hội.

CÁCH PHÂN BIỆT BRAND VÀ TRADE-MARK

Thương hiệu – Brand

  • Về mặt chuyên môn, thương hiệu có thể hiểu là một hình thức của tên thương mại. Được bảo hộ mặc nhiên tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải lúc nào thương hiệu cũng trùng với tên thương mại. Ví dụ, Công ty CP Tập đoàn Vingroup sở hữu thương hiệu Vingroup.
  • Một thương hiệu mạnh sẽ tạo ra sức mạnh và lợi thế cho các nhãn hiệu thuộc về nó. Trong một số trường hợp, thương hiệu có thể chính là một loại nhãn hiệu (ví dụ như hãng xe Harley-Davidson), một thương hiệu có thể có nhiều nhãn hiệu.
  • Thương hiệu là có giá trị và có thể định lượng được bằng tiền. Mỗi năm, tổ chức Interbrand đều tiến hành định giá thương hiệu và công bố danh sách 100 thương hiệu có giá trị cao nhất trên thế giới. Bảng xếp hạng mới nhất là công bố vào tháng 7/2006 với những thương hiệu có giá trị nhiều tỷ đô la như Cocacola 67 tỷ đô la, Sam Sung trên 16 tỷ, HSBC 11,6 tỷ v.v. 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến từ nhiều quốc gia khác nhau và từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau từ hàng tiêu dùng cho đến thời trang, điện toán, tài chính ngân hàng v.v. Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là tổng giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu này có giá trị gần 1000 tỷ đô la, xấp xỉ tổng thu nhập của 63 quốc gia nghèo nhất trên thế giới (nơi có tới gần một nửa dân số thế giới đang sinh sống).
  • Một thương hiệu mạnh sẽ mang lại cho chủ nhân cơ hội thu được một mức giá cao hơn từ khách hàng so với sản phẩm cùng loại. Chỉ cần tháo mác Raph Lauren ra khỏi chiếc áo sơ mi, ai trong chúng ta có thể sẵn lòng chi trả 300.000 đồng (đã thấp hơn 200.000 đồng so với giá thực khi có mác) cho chiếc áo này? Chắc sẽ không quá khó để có câu trả lời.
  • Thương hiệu mạnh giúp cắt giảm chi phí. Ngân hàng Gia Định và ACB sẽ đầu tư bao nhiêu tiền để có thêm một khách hàng biết về mình, hay mua dịch vụ của mình, hay trung thành với mình? Chắc hẳn chúng ta không có câu trả lời chính xác nhưng chắc chắn, khoản đầu tư sẽ không giống nhau (bằng nhau về giá trị) và thương hiệu nào sẽ phải đầu tư ít tiền hơn hẳn chúng ta cũng có thể suy luận được.
  • Thương hiệu mạnh củng cố tính bền vững cho doanh nghiệp. Thế giới là thay đổi. Bất kỳ thương hiệu nào cũng phải đối đầu với thách thức từ sự thay đổi này. Nhu cầu người tiêu dùng có thể thay đổi, khoa học công nghệ tiến bộ không ngừng, đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường ngày càng nhiều, những sự cố luôn rình rập doanh nghiệp dạng Xe Super dream bị gãy cổ lái, Tổng giám đốc ngân hàng đã bỏ trốn, Sữa tươi làm từ sữa bột, Nước tương có thể gây ung thư, v.v Đối đầu với sự thay đổi này, các lợi thế so sánh hữu hình dạng giá thành hạ, công nghệ cao, vốn lớn, sản phẩm chất lượng, v.v sẽ là rất quan trọng nhưng khó có thể duy trị vị thế của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh giúp tạo ra khách hàng trung thành. Mà khách hàng trung thành thì không bao giờ rời bỏ thương hiệu mạnh chỉ vì những thay đổi nhỏ và càng không dễ dàng rời bỏ ngay mà luôn bao dung, rộng lòng chờ đợi sự thay đổi của thương hiệu mà mình trung thành. “Dù ai nói ngã nói nghiêng, thì thương hiệu cũ ta đây cứ xài” hẳn cũng đúng phần nào khi diễn tả cho tình huống này.
  • Trong một nền kinh tế thị trường với sức ép cạnh tranh hết sức khốc liệt thì việc hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp tạo được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường là yếu tố sống còn cho doanh nghiệp đó.
  • Cho dù là ở Việt Nam hoặc bất cứ đâu trên thế giới, bảo hộ nhãn hiệu luôn là bước đầu tiên trên con đường tạo dựng nên một thương hiệu kinh doanh. Không có gì tồi tệ hơn khi nhãn hiệu lâu năm của một công ty bị vi phạm và hơn thế nữa, họ lại không hề có một bằng chứng pháp lý nào để chứng minh cho điều đó thậm chí bị kiện ngược hoặc tước quyền sử dụng bởi một bên khác vào bất kỳ lúc nào.

 

 

Nhãn hiệu – Trademark

  • Nhãn hiệu là một tập hợp các biểu tượng liên quan đến từng loại hàng hoá dịch vụ cụ thể và cùng thuộc về một thương hiệu.
  • Nhãn hiệu bị ảnh hưởng rất lớn bởi thương hiệu, nhưng trong một số tình huống nó cũng có thể huỷ hoại thương hiệu. Ví dụ nhãn hiệu Galaxy Note 7 phát nổ đã làm cho thương hiệu Samsung rơi vào tình trạng cực kỳ bi đát.
  • Về cơ bản, có 4 loại nhãn hiệu được bảo hộ ở Việt Nam, bao gồm: Nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.

TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU?

  • Một nhãn hiệu tốt là một tài sản quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây là một công cụ hữu ích giúp khách hàng và người tiêu dùng nhận diện hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Tạo dựng nhãn hiệu chính là tạo ra tên, hình ảnh và thương hiệu cho doanh nghiệp trên thị trường.
  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc cần thiết để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh từ những nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ khác muốn tận dụng danh tiếng và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Như Harley-Davidson, họ thậm chí còn đăng ký bảo hộ cho cả tiếng nổ đặc trưng của pô xe!
  • Bên cạnh đó, với một nhãn hiệu đã được đăng kí và bảo hộ, doanh nghiệp có thể tiến hành chuyển nhượng nhãn hiệu khi không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh.

AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ?

  • Tổ chức hoặc cá nhân tự sản xuất kinh doanh và cung cấp các hàng hoá hoặc dịch vụ đều có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể;
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để các thành viên thuộc tập thể đó sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Ví dụ: Hợp tác xã, Hội nông dân, Hiệp hội, hoặc một Tập hợp từ hai doanh nghiệp trở lên;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát chất lượng, đặc tính, xuất xứ hàng hoá có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với điều kiện tổ chức này không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó. Ví dụ: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (QUACERT), Hiệp hội chè Việt Nam;
  • Các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện việc nộp đơn Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua ủy quyền ký kết với các Đại diện Sở hữu Công nghiệp ở Việt Nam;
  • Ngoài ra, sau khi được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam, do không mặc nhiên được bảo hộ ở nước ngoài, doanh nghiệp có thể tiếp tục yêu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở những thị trường nước ngoài dự tính kinh doanh nhưng có tiềm ẩn nguy cơ bị cạnh tranh, bị lạm dụng, chiếm đoạt. Việc đăng ký có thể thông qua Cục Sở Hữu trí tuệ ở Việt Nam đối với các nước như: Acmênia – Ai cập – Anbani – Angêri – Azecbaijan – Áo – Bồ đào nha – Balan – Bêlarut – Bỉ – Bosnia – Hezegovina – Bungari – Butan – CHDCND Triều tiên – Séc – Croitia – Cuba -Đức – Hà lan – Hungari – Iran – Italia – Kazactan – Kenya – Kyrgikistan – Látvia – Lesotho – Libêria – Liechenstein – Luxămbua – Mônđôva – Mông cổ – Môzămbic – Maccedonia – Marôc – Monaco – Nga – Pháp – Rumani – San Mariô – Serbia & Montenegro – Sierra Leon – Sip – Slovakia – Slovenia – Sudan – Swazilan – Tây ban nha – Tatjikistan – Thuỵ sĩ – Trung quốc – Ucraina – Uzebekistan – Việt Nam.

CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TỪ CHỐI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ

  • Trong một số trường hợp, các dấu hiệu sẽ không được bảo vệ như là nhãn hiệu. Các ví dụ điển hình có thể được tìm thấy trong Điều 73 Luật về Sở Hữu Trí Tuệ của Việt Nam.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với cờ quốc gia hoặc quốc huy.
  • Dấu hiệu, cờ, vòng bi, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội Việt Nam, trừ trường hợp tổ chức cho phép
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thật, bí danh, bút danh hoặc hình ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc, nhân vật nổi tiếng của Việt Nam hoặc nước ngoài.
  • Các ký hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của một doanh nghiệp khác đã đăng ký thành công trước ở Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự thất bại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng có thể bị từ chối nếu không tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội. Trường hợp này thường xảy ra do sự khác biệt về văn hoá, vùng hoặc quốc gia.

TẠI SAO NÊN TRA CỨU NHÃN HIỆU TRƯỚC KHI NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ?

  • Tra cứu Nhãn hiệu thực chất là việc tìm kiếm và nghiên cứu trên Cơ sở dữ liệu Nhãn hiệu của Việt Nam nhằm xác định Nhãn hiệu dự định đăng ký bảo hộ có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hay không.
  • Kết quả Tra cứu sẽ đưa ra các thông tin pháp lý về các Nhãn hiệu có trước liên quan, từ đó góp phần làm tăng khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công và tránh cho các doanh nghiệp khoảng thời gian nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu (12- 18 tháng) mà vẫn bị từ chối.

HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU?

  • Chuẩn bị hồ sơ về pháp nhân, chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Chuẩn bị hồ sơ về nhãn hiệu cần bảo hộ.
  • Tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hợp lệ.
  • Tiếp nhận, giải trình các phản hồi, yêu cầu từ Cục sở hữu trí tuệ.
  • Làm thủ tục nhận văn bằng bảo hộ.
  • Làm thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh trong các trường hợp cần thiết.

Việc chuẩn bị hồ sơ và theo đuổi các bước cho đến khi đạt được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chính thức đòi hỏi sự thạo nghề để tránh bị tiêu tốn quá nhiều chi phí đi lại, giải trình và đặc biệt là làm lỡ đi cơ hội được bảo hộ nhãn hiệu vì hành trình mỗi bước có thể kéo dài từ 3 đến 18 tháng.

VIVA BUSINESS CONSULTING

VIVA Business Consulting là Công ty tư vấn chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh theo qui định địa phương từ năm 2006. VIVA đang cấp dịch vụ quản trị diều hành hỗ trợ trực tiếp cho các CEO, người quản lý doanh nghiệp và hằng ngàn công ty FDI.

Dịch vụ của VIVA là sự kết hợp đồng thời của: Luật pháp trong kinh doanh - Tài chính kế toán và thuế - Nhân sự và lao động tiền lương - Tài chính doanh nghiệp - Quản trị và kiểm soát nội bộ.  Chúng tôi đã phục vụ thành công hằng ngàn khách hàng là những công ty danh tiếng đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… trong các lĩnh vực: Dệt may, năng lượng, dược phẩm, quảng cáo, nông nghiệp...

Sự khác biệt của VIVA là cách làm việc trọn gói – luôn đảm bảo kết quả cuối cùng – theo cách xuất sắc, tối ưu, vượt trội của người thạo nghề.

 

VIVA không chỉ cung cấp dịch vụ thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh mà đặt sự an toàn, tối ưu của khách hàng làm trọng tâm khi thiết kế các giải pháp, đa dạng các nguồn lực nhằm giải quyết triệt để các rủi ro tiềm tàng, giúp mang lại lợi ích, lợi thế cạnh tranh và cảm hứng kinh doanh cho khách hàng.

Trên nền tảng chuyên môn sâu rộng và đồng bộ về Luật kinh doanh – Quản lý thuế – Quản lý quan hệ lao động – Tài chính kế toán – Quản trị doanh nghiệp, kết hợp với qui trình làm việc khép kín từ tư vấn, triển khai, bàn giao, hỗ trợ vận hành giúp chúng tôi có khả năng bảo vệ và đảm bảo cho khách hàng theo cách toàn diện.

BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC

“Nếu bạn hỏi bất kỳ doanh nhân thành công nào, họ sẽ luôn luôn nói rằng họ đã có một cố vấn tuyệt vời tại một số nơi trên hành trình đã chọn”.

 

 

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết

DANH MỤC BÀI VIẾT

Ngày đăng bài viết:

Chưa tìm thấy nội dung bạn cần xem?
TÌM KIẾM
HotlineZaloWhatsappEmailGoogle maps
DANH MỤC DỊCH VỤ TẠI VIVA
Tìm kiếm