Hiện nay tại Việt Nam có một hệ thống luật kinh doanh áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, theo đó có những quy định chuyên biệt về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, vốn điều lệ, …
Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ cùng quý khách về những trải nghiệm và tình huống thực tế đã được tích luỹ và kế thừa từ những năm 2000, khi mà luật kinh doanh ở Việt Nam chính thức “mở cửa” cho phép khối doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển với tốc độ nhanh chóng trong suốt 18 năm qua.
GÓP VỐN ĐIỀU LỆ THÀNH LẬP CÔNG TY – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
Luật số: 68/2014/QH13 Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014
THỜI HẠN GÓP VỐN ĐIỀU LỆ THÀNH LẬP CÔNG TY
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
Thành viên, chủ sở hữu phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không góp vốn kịp thời hạn, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ, thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG GIAO DỊCH GÓP VỐN ĐIỀU LỆ VÀ MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC
Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
- Thanh toán bằng Séc;
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
- Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
MỨC PHẠT KHI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn;
- Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;
- Kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể;
- Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đặc biệt lưu ý:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đặc biệt lưu ý thực hiện thủ tục mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, tách biệt hoàn toàn với tài khoản thanh toán thông thường. Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Tài khoản này chỉ dùng để nhận góp vốn, rút vốn, rút lợi nhuận… và phải tuân thủ các qui định về quản lý ngoại hối. Đã có rất nhiều nhà đầu tư bị gặp trở ngại, bị phạt hành chính vì đã không tuân thủ lưu ý này.
- Người chuyển tiền vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp phải là nhà đầu tư có tên trong giấy phép kinh doanh đã được cấp
- Số tiền chuyển vào phải là net, không được nhiều hơn vốn điều lệ, không được thiếu vì bị trừ phí ngân hàng.
- Vốn điều lệ có thể được góp thành nhiều lần.
VIVA BUSINESS CONSULTING
VIVA Business Consulting là Công ty tư vấn chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh theo qui định địa phương từ năm 2006. VIVA đang cấp dịch vụ quản trị diều hành hỗ trợ trực tiếp cho các CEO, người quản lý doanh nghiệp và hằng ngàn công ty FDI.
Dịch vụ của VIVA là sự kết hợp đồng thời của: Luật pháp trong kinh doanh - Tài chính kế toán và thuế - Nhân sự và lao động tiền lương - Tài chính doanh nghiệp - Quản trị và kiểm soát nội bộ. Chúng tôi đã phục vụ thành công hằng ngàn khách hàng là những công ty danh tiếng đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… trong các lĩnh vực: Dệt may, năng lượng, dược phẩm, quảng cáo, nông nghiệp...
Sự khác biệt của VIVA là cách làm việc trọn gói – luôn đảm bảo kết quả cuối cùng – theo cách xuất sắc, tối ưu, vượt trội của người thạo nghề.
VIVA không chỉ cung cấp dịch vụ thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh mà đặt sự an toàn, tối ưu của khách hàng làm trọng tâm khi thiết kế các giải pháp, đa dạng các nguồn lực nhằm giải quyết triệt để các rủi ro tiềm tàng, giúp mang lại lợi ích, lợi thế cạnh tranh và cảm hứng kinh doanh cho khách hàng.
Trên nền tảng chuyên môn sâu rộng và đồng bộ về Luật kinh doanh – Quản lý thuế – Quản lý quan hệ lao động – Tài chính kế toán – Quản trị doanh nghiệp, kết hợp với qui trình làm việc khép kín từ tư vấn, triển khai, bàn giao, hỗ trợ vận hành giúp chúng tôi có khả năng bảo vệ và đảm bảo cho khách hàng theo cách toàn diện.


- Một email và một cuộc gọi từ VIVA Business Consulting
- Bản cam kết về bảo mật thông tin
- Buổi tư vấn riêng với các chuyên gia đầu ngành
- Giải pháp hiệu quả dành cho doanh nghiệp
“Nếu bạn hỏi bất kỳ doanh nhân thành công nào, họ sẽ luôn luôn nói rằng họ đã có một cố vấn tuyệt vời tại một số nơi trên hành trình đã chọn”.
Richard Branson - Nhà sáng lập Virgin Group.
Xem thêm:
- Quản trị các tuân thủ cho một doanh nghiệp tại Việt Nam
- Quản trị tài chính doanh nghiệp
- Xây dựng và hoàn chỉnh điều lệ doanh nghiệp
- Kiểm tra – hoàn thiện hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
- Thẩm định và mua bán doanh nghiệp
- Thiết lập hồ sơ tín nhiệm – thẩm định giá trị doanh nghiệp
- Tài khoản góp vốn, rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
- Quản lý và tối ưu vốn điều lệ dành cho doanh nhân sở hữu thẻ APEC
- Mã định danh toàn cầu và báo cáo tín nhiệm doanh nghiệp
- Mã định danh toàn cầu và tín nhiệm doanh nghiệp
- Mã số DUNS tại Việt Nam: Cách đăng ký và hồ sơ chuẩn bị