Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế được tính trên các nguồn thu nhập của một cá nhân thu được từ các hoạt động kinh doanh và các nguồn khác như tiền lương và tiền công do người sử dụng lao động trả, từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, thừa kế quà tặng. Không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài, tùy theo tình trạng cư trú, mức thu nhập mà một cá nhân có thể phải nộp từ 5% đến 35% trên các khoản thu nhập có được… Trong đó thu nhập từ tiền lương và tiền công là phổ biến nhất và cũng có nhiều qui định chi tiết nhất.
Kê khai, quyết toán và nộp thuế thu nhập cá nhân rất quan trọng đối với cả người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là khi người lao động nước ngoài được tuyển dụng và làm việc tại Việt Nam. Bên cạnh các khoản thu nhập chịu thuế, người lao động còn cần hiểu rõ về các khoản thu nhập chịu thuế và thu nhập miễn thuế.
Xem thêm: Điều Kiện Được Miễn Trừ Khi Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân (P1)
CÁC KHOẢN THU NHẬP MIỄN THUẾ
9/ Khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể NLĐ từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
Dựa theo thông tư 92/2015/TT-BTC và Khoản 1 điều 6 thông tư 96/2015/TT-BTC
Điều kiện được miễn trừ khi tính thuế thu nhập miễn thuế cá nhân (TNCN):
Phải được qui định ở một trong các văn bản như:
- Hợp đồng lao động,
- Nội qui lao động,
- Thỏa ước lao động tập thể, qui chế tài chính của doanh nghiệp
Chi phí này không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động, bất kể đưa đón cá nhân hay tập thể.
Lưu ý:
Chi phí thuê xe đưa đón nhân viên từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu: Có hóa đơn và được quy định cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng trong quy chế tài chính của công ty, nội quy lao động, hợp đồng lao động và là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản chi này được xem là phúc lợi cho nhân viên sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu chi phí không vượt quá 1 tháng lương bình quân trong kì tính thuế
10/ Các khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động
Dựa theo thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1 điều 6 thông tư 96/2015/TT-BTC
Điều kiện được miễn trừ khi tính thuế thu nhập miễn thuế cá nhân (TNCN):
Được thể hiện rõ ở một trong các văn bản: Hợp đồng lao động, Nội quy lao động, hoặc Qui chế tài chính của doanh nghiệp
Phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ điện, nước, dịch vụ đầy đủ, có giấy tờ chứng minh người sử dụng lao động xây dựng nhà ở để cung cấp miễn phí cho người lao động như: sổ đỏ, sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….
Nếu cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Lưu ý:
Khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động được ghi nhận vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN khi được ghi cụ thể điều kiển được hưởng và mức hưởng tại 1 trong những văn bản sau của DN:
- Hợp đồng lao động
- Thỏa ước lao động tập thể
- Quy chế tài chính của Doanh nghiệp
- Giấy tờ chứng minh xây dựng nhà ở để cung cấp miễn phí cho người lao động
11/ Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ
Dựa theo thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1 điều 6 thông tư 96/2015/TT-BTC
Điều kiện được miễn trừ khi tính thuế thu nhập miễn thuế cá nhân (TNCN):
Phải được thể hiện ở một trong các văn bản:
- Hợp đồng lao động, Thư bổ nhiệm
- Nội quy lao động
- Qui chế tài chính của doanh nghiệp…
Chỉ được miễn thuế 1 phần
Tiền phụ cấp thuê nhà bị tính thuế không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế TNCN (Chưa bao gồm tiền thuê nhà)
Lưu ý:
Để đưa khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ vào chi phí được trừ phải có hóa đơn chứng từ đầy đủ và được quy định ở một trong các văn bản:
- Hợp đồng lao động, Thư bổ nhiệm
- Nội quy lao động, Quy chế tài chính công ty…
- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ
Chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia lao động nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện trên.
12/ Khoản tiền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động
Dựa theo thông tư 96/2015/TT-BTC và thông tư 111/2013/TT-BTC
Điều kiện được miễn trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
Phải được qui định ở một trong các văn bản:
- Hợp đồng lao động
- Nội quy lao động, qui chế tài chính của doanh nghiệp…
Hiếu hỉ là các trường hợp cưới hỏi, ốm đau, thai sản, ma chay cho bản thân và gia đình người lao động
Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Nếu vượt quá thì khoản vượt quá sẽ không được trừ khi tính thuế TNCN
Lưu ý:
Khoản chi đám hiểu hỉ cho người lao động và gia đình người lao động được tính vào chi phí được trừ.
Tổng số chi phúc lợi cho người lao động không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Quy định một trong các chứng từ:
- Quy chế tài chính, Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể.
- Các khoản chi đó phải có các chứng từ như phiếu chi có chữ ký của người lao động kèm theo các chứng từ như giấy đăng ký kết hôn, phiếu báo tử,….
13/ Các phúc lợi mà người sử dụng lao động không chỉ đích danh người thụ hưởng
Dựa theo thông tư 96/2015/TT-BTC, thông tư 111/2013/TT-BTC và tham khảo công văn 9552/CT- TTHT của chi cục thuế TP HCM
Điều kiện được miễn trừ khi tính thuế thu nhập miễn thuế cá nhân (TNCN):
Được qui định ở một trong các văn bản:
- Hợp đồng lao động
- Nội qui lao động, thỏa ước lao động tập thể, qui chế tài chính của doanh nghiệp…
Thẻ hội viên hoặc chi trả phí dịch vụ được dùng chung không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân được hưởng
Nếu chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân
Các khoản phúc lợi này không được vượt quá 01 tháng lương bình quân trong kì tính thuế. Phần vượt quá sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân
Khoản chi mua bảo hiểm ốm đau, khám bệnh, tai nạn cho người thân của người lao động (vợ hoặc chồng, con) thì Công ty phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định
Lưu ý:
Công ty có chi các khoản chi có tính chất phúc lợi trực tiếp cho người lao động như: cưới hỏi, ốm đau, thai sản, ma chay cho bản thân và gia đình người lao động; chi phí tổ chức họp mặt và giao lưu cuối năm giữa các nhân viên trongtoàn Công ty, chi nghỉ mát cho người lao động…nếu có hóa đơn chứng từ chi theoquy định của pháp luật (trường hợp ký hợp đồng với các Công ty dịch vụ tổ chứccho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát thì phải có hóa đơn hợp pháp và phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt ( nếu giá trị thanh toán ghi trên hóađơn từ 20 triệu đồng trở lên) và tổng số các khoản chi có tính chất phúc lợi nêu trên không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN với điều kiện có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
- Đối với chi phí đi nghỉ mát thì phải có Quyết định cho phép đi du lịch, phê duyệt kinh phí, hợp đồng dịch vụ, hóa đơn tiền phòng, tiền ăn….nếu là đơn vị cung cấp dịch vụ cho công ty thì phải thể hiện rõ trên văn bản, phải cóchứng từ thanh toán không dùng tiền mặt nếu giá trị thanh toán ghi trên hóađơn từ 20 triệu đồng trở lên
- Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn là khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN
- Các chi phí thẻ hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ cũng được xem là phúc lợi mà người sử dụng trả cho người lao động. Chi phí này được tính vào chi phí hợp lí được trừ khi tính thuế TNDN nhưng phần chi không được quá 1 tháng lương bình quân trong kì tính thuế
- Khoản chi mua bảo hiểm ốm đau, khám bệnh, tai nạn cho người thân của người lao động (vợ hoặc chồng, con) thì Công ty phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định và không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. (Tham khảo công văn 573/ CT-TTHT ngày 19/01/2015)
14/ Khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn của NLĐ hoặc theo kế hoạch của đơn vị
Dựa vào TT111/2013/TT-BTC và TT96/2015/TT-BTC
Điều kiện được miễn trừ khi tính thuếthu nhập miễn thuế cá nhân (TNCN):
Được qui định ở một trong các văn bản:
- Hợp đồng lao động
- Nội qui lao động, thỏa ước lao động tập thể, qui chế tài chính của doanh nghiệp
Phù hợp với công việc chuyên môn của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động
Chi phí đi lại, chi phí tiêu vặt của người lao động đi đào tạo ở nước ngoài nếu đủ điều kiện được xác định là công tác phí theo Chính sách và các quy định về đi công tác của Công ty (Có hóa đơn chứng từ phù hợp, có quyết định hoặc văn bản cử đi, có qui chế nội bộ doanh nghiệp cho phép mua vé máy bay, công tác phí) thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Phần chi công tác phí vượt mức quy định tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động
Lưu ý:
Đối với tiền hỗ trợ đào tạo người lao động đi đào tạo thì được xem là một khoản phúc lợi trực tiếp của công ty dành cho người lao động được qui định trong các văn bản Hợp đồng lao động, Nội qui lao động tập thể , Thỏa ước lao động…. Chi phí này chỉ không được vượt quá 1 tháng lương bình quân trong kỳ tính thuế. Phần vượt quá sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN
15/ Khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục phù hợp qui định pháp luật
Dựa theo thông tư 111/2013/TT-BTC, thông tư 96/2013/TT-BTC và tham khảo Công văn 2602/CT-TTHT của cục thuế Nam Định
Điều kiện được miễn trừ khi tính thuế thu nhập miễn thuế cá nhân (TNCN):
Những khoản chi này phải được ghi nhận một trong cácvăn bản như: Quy chế của doanh nghiệp, Hợp đồng lao động, Thoả ước lao động tập thể…
Trang phục:
- Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. Nếu khoản chi này lớn hơn 5 triệu thì mức vượt quá sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN
- Nếu hỗ trợ trang phục bằng hiện vật thì không bị khống chế
- Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm
- Bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ
- Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điện thoại, tiền xăng…:
- Không quá 1 tháng lương bình quân trong kỳ tính thuế
- Trường hợp Công ty áp dụng chế độ thanh toán tiền điện thoại, tiền xăng xe,… theo thực tế chi để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu có hoá đơn chứng từ hợp pháp ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của Công ty thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và khoản tiền thanh toán này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
- Trường hợp Công ty có quy định mức khoán chi tiền điện thoại, tiền xăng xe,… trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể hoặc quy chế tài chính,….thì mức khoán chi không quá 1 tháng lương bình quân trong kỳ tính thuế thì khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Mức khoán chi tiền điện thoại, tiền xăng xe,… được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
- Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi trên thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN
Công tác phí:
- Có quyết định cử đi công tác (Nêu rõ cán bộ được cử đi, nội dung, thời gian, phương tiện).
- Có hóa đơn đầy đủ (tiền vé máy bay >20 triệu phải chuyển khoản)
- Khoản chi phí này không bị khống chế
- Nếu Công ty khoán tiền đi lại, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác thì phải có quy chế của Công ty cùng với kế hoạch công tác và giấy đi đường thì khoản khoán chi.
Công ty được tính vào chi phí được trừ và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người đi công tác. Phần chi vượt mức quy định trong qui chế Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
- Trường hợp thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế:
Các khoản công tác phí như tiền phương tiện đi lại, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN vì đây không là khoản thu nhập miễn thuế của người đi công tác.
Chi phí văn phòng phẩm:
- Mức chi không quá 1 tháng lương bình quân trong kì tính thuế
- Được qui định trong nội qui lao động hoặc thỏa ước lao động
- Không chỉ đích danh người thụ hưởng
Lưu ý:
- Doanh nghiệp không được trừ vào thu nhập tính thuế TNDN đồi với phần trợ cấp trang phục bằng tiền hoặc bằng tiền và hiện vật vượt quá 5 triệu đồng
- Doanh nghiệp phải có hóa đơn chứng từ đầy đủ mới được trừ khoản chi này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với tiền công tác phí:
- Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
- Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
- Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là:
- Vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass)
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
- Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là:
- Vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
Các khoản chi tiền xăng xe, tiền điện thoại hàng tháng nếu đáp ứng quy định được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, …Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty…” thì được trừ khi tính thuế TNDN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN . Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNDN.
Các khoản chi văn phòng phẩm sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu khoản chi đó không quá 1 tháng lương bình quân tối thiểu trong kì tính thuế và có ghi ở một hoặc các văn bản: nội qui lao động, qui chế tài chính, thóa ước lao động . Tất cả các chi phí này đều bắt buộc có hóa đơn chứng từ đầy đủ.
16/ Thu nhập miễn thuế từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động
Dựa theo Bộ Luật lao động, TT96/2015/TT-BTC và Tham khảo công văn Số 3231/CT-TT&HT của Cục thuế tỉnh Bình Dương
Điều kiện được miễn trừ khi tính thuế thu nhập miễn thuế cá nhân (TNCN):
Được qui định ở một trong các văn bản: hợp đồng lao động, nội qui lao động, thỏa ước lao động tập thể, qui chế tài chính của doanh nghiệp
Phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Lưu ý:
- Bộ luật lao động quy định người lao động làm việc không quá 12 giờ trong một ngày; không quá 30 giờ trong một tháng và không quá 200 giờ trong một năm, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong một năm. .
- Đối với khoản tiền chi trả tiền làm thêm giờ mà số giờ người lao động làm thêm nằm trong khung mà pháp luật cho phép thì theo quy định, nếu khoản tiền này là khoản chi thực tế phát sinh đến hoạt động của doanh nghiệp và có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
- Đối với khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động làm thêm giờ vượt quá quy định của pháp luật lao động, tùy vào từng trường hợp cụ thể, Cục thuế các tỉnh, thành phố sẽ xem xét, đánh giá để cho phép doanh nghiệp được hạch toán hay không
Các khoản chi trả tiền lương làm thêm cho công nhân viên có đầy đủ chứng từ như sau được tính vào chi phí được trừ.
- Hợp đồng lao động hoặc Nội quy lao động…
- Bảng chấm công làm thêm giờ.
- Bảng thanh toán tiền lương làm thêm.
Xem thêm:
- Thuế TNCN Từ Quà Tặng Cuối Năm Cho Nhân Viên
- Thuế tại Việt Nam – Những điều cần biết
- Các khoản thu nhập không chịu thuế người lao động cần biết (P1)
- Lưu ý về kê khai thuế TNCN dành cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương người lao động cần biết
- Hướng dẫn kê khai và nộp thuế TNCN dành cho người lao động nước ngoài
- Lưu ý về quyết toán thuế thu nhập cá nhân hằng năm cho người nước ngoài
- Hướng dẫn toàn diện về thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam
- Người nước ngoài tại Việt Nam – Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Người có nhiều nguồn thu nhập – thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân