Mobile menu icon
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
NGƯỜI KẾ NHIỆM VÀ KẾ HOẠCH CHUYỂN GIAO THẾ HỆ

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
NGƯỜI KẾ NHIỆM VÀ KẾ HOẠCH CHUYỂN GIAO THẾ HỆ

VIVA BUSINESS CONSULTING là công ty tư vấn doanh nghiệp được tín nhiệm bởi hằng ngàn khách hàng danh tiếng từ năm 2006. VIVA cung cấp nền tảng quản lý toàn diện và nguồn lực thực thi theo cách kết hợp đồng thời của: Luật pháp và thủ tục hành chính trong kinh doanh – Quản lý thuế và kế toán – Quản trị quan hệ lao động – Quản trị tài chính doanh nghiệp – Quản trị và kiểm soát nội bộ. Năng lực của chúng tôi giúp khách hàng lường trước các rủi ro, tối ưu chi phí, kiến tạo lợi thế kinh doanh.

VIVA is a business consulting company, specializes in business compliance procedures according to local business laws and regulations since 2006. VIVA has been continuously trusted by thousands of well-known clients since 2006. We are creating added value for clients by offering one-stop business platform with exclusive and tailored-made services related to market entry and mandatory business compliances. We keep our client’s good standing in lawful and optimal manners whenever they are working and doing business in Vietnam.

Người kế nhiệm và kế hoạch chuyển giao thế hệ doanh nghiệp

Thông qua thủ tục mua bán, sáp nhập (Mergers and Acquisitions), chuyển nhượng vốn… Người sáng lập doanh nghiệp có thể bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho nhà đầu tư khác, gọi thêm cổ đông, chuyển giao doanh nghiệp cho thế hệ tiếp theo… Mỗi thương vụ M&A không chỉ là một giao dịch kinh tế đơn thuần giữa các bên tham gia mà là cả một hệ thống gồm nhiều giai đoạn và đòi hỏi các kiến thức am hiểu và kinh nghiệm thực tiễn về thị trường, thông tin, tài chính, chính sách và pháp luật.

VIVA xin trình bày quy trình toàn diện của một thương vụ M&A, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về mua bán và sáp nhập.

Nhiều chủ doanh nghiệp gia đình đang đối mặt thách thức lớn trong việc hoạch định người kế nhiệm do sự khác biệt về tính cách và tư duy giữa các thế hệ. Nếu không có một kế hoạch chuyển giao phù hợp, khi những sự kiện khẩn cấp xảy ra, có thể dẫn đến sự suy yếu của doanh nghiệp.

VIVA Business Consulting xin được giới thiệu chương trình dành riêng cho khách hàng trung thành là doanh nghiệp Việt Nam về các công cụ và phương án để bảo tồn và phát huy các giá trị hữu hình lẫn vô hình mà các nhà sáng lập có khi đã dành cả cuộc đời để kiến tạo. Chương trình của chúng tôi là tư vấn và cùng các chủ doanh nghiệp trực tiếp triển khai một nền tảng chuyển giao bao gồm các nội dung chính như sau:

  1. Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp và vốn đầu tư
  2. Kiểm kê và xác định giá trị vốn chủ sở hữu theo thực tế
  3. Lập hồ sơ định giá doanh nghiệp bao gồm cả lợi thế thương mại (giá trị vô hình)
  4. Số hóa việc quản trị qua các nền tảng công nghệ – phần mềm quản trị toàn diện
  5. Lập hồ sơ tín nhiệm doanh nghiệp và đăng ký mã định danh toàn cầu DUNS
  6. Lập phương án gọi vốn, chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước và hệ thống quản trị nội bộ.
  7. Phương án chuyển giao thế hệ, hoặc bán doanh nghiệp.

 

Hình sơ đồ Doanh nghiệp Việt Nam chuyển giao thế hệ

 

KIỂM TRA VÀ HOÀN THIỆN HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP

Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp liên quan đến thủ tục tuân thủ với nhiều cơ quan nhà nước và liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp, là tài sản đặc biệt trong kinh doanh có thể tạo ra giá trị và cần được quản lý đặc biệt. VIVA với năng lực chuyên biệt, theo cách may đo riêng cho từng khách hàng, đảm bảo sự chuẩn mực – chính xác – an toàn – tiện ích và tạo ra lợi ích, giá trị gia tăng trong kinh doanh:

Phạm vi cơ bản của hồ sơ pháp lý doanh nghiệp:

  1. Giấy phép kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, kho hàng; giấy phép hoạt động đối với các lĩnh vực đặc thù.
  2. Quyền tài sản: Hợp đồng thuê; văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản; hồ sơ định giá – chứng thư thẩm định;
  3. Quan hệ sở hữu: Quyền thuê; điều lệ doanh nghiệp và các bộ tu chỉnh; hồ sơ quản trị điều hành của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông.
  4. Hồ sơ giới thiệu năng lực kinh doanh: Sứ mệnh – Tầm nhìn -Triết lý kinh doanh, Ban giám đốc, Khách hàng tiêu biểu, Lịch sử và các cột mốc quan trọng…
  5. Các hồ sơ tuân thủ khác: Nội qui lao động, thoả ước lao động tập thể, qui chế lương thưởng, môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động…

KIỂM KÊ VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VỐN CHỦ SỞ HỮU THEO THỰC TẾ

Khác với vốn điều lệ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tài sản thực tế trong kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp gia đình thường lớn hơn rất nhiều lần vốn điều lệ. Về nguyên tắc và một các hợp lý, toàn bộ các tài sản này đều nên được ghi nhận một cách bài bản vào báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Phạm vi kiểm kê và giải pháp ghi nhận cơ bản:

  1. Tài sản cố định: Là toàn bộ nhà xưởng, văn phòng, máy móc, phương tiện vận tải… thực tế đang tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
  2. Hàng tồn kho: Bảng kê và giá trị hàng tồn kho gồm thành phẩm, nguyên liệu, phụ liệu…
  3. Tài sản ngắn hạn khác: Tiền các loại, các khoản phải thu, đầu tư;
  4. Lợi nhuận chưa phân phối: Lợi nhuận thực tế từ hoạt động kinh doanh lũy kế theo các năm dù đã chi hay rút khỏi công ty hay chưa.

THẨM ĐỊNH TÍN NHIỆM VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Đây là thủ tục bắt buộc, nhất là khi các nhà đầu tư nước ngoài, các quĩ đầu tư tiến hành đầu tư vào 1 doanh nghiệp khác:

  • Thẩm định về tài chính – Financial Due Diligence bao gồm việc đánh giá thu nhập, tài sản, công nợ, dòng tiền, các khoản vay, lịch sử tín dụng, cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc đánh giá dựa trên các báo cáo gồm: Các chính sách kế toán; Doanh thu, chi phí, lợi nhuận; dòng tiền; Tài sản ròng; Thuế; Chính sách nội bộ; Các kế hoạch tài chính.
  • Thẩm định về thương mại – Commercial Due Diligence (CDD) bao gồm đánh giá khách hàng, đối thủ cạnh tranh, lĩnh vực ngành nghề, chính sách vĩ mô, triển vọng và rủi ro. Việc đánh giá thường dựa trên mô hình phân tích SWOT (Strengths – Weaknessnes – Opportunities – Threats): Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức.
  • Thẩm định về pháp lý – Legal Due Diligence (LDD) bao gồm đánh giá về hồ sơ thành lập và hoạt động, vốn và chủ sở hữu, nhân sự quản lý và cơ cấu tổ chức cũng như thẩm quyền, Quản trị quan hệ lao động và các chính sách, Các hợp đồng đang có hiệu lực, Tuân thủ về Thuế và các báo cáo kế toán, Danh mục tài sản và quyền sử dụng định đoạt, Quan hệ với ngân hàng và lịch sử tín dụng, Hệ thống giấy phép kinh doanh có điều kiện, Danh sách các quyết định phạt,  các Tranh chấp và Tố tụng có liên quan.
  • Thẩm định thuế (Tax Due diligence) bao gồm đánh giá về các sắc thuế liên quan, hồ sơ tuân thủ, tình trạng thuế, kế hoạch thuế, các ưu đãi, các rủi ro về thuế.
  • Thẩm định hệ thống công nghệ thông tin (IT Due Diligence), bao gồm đánh giá phần mềm kế toán, hệ thống quản trị toàn doanh nghiệp (ERP), các máy chủ nội bộ, phần mềm và hệ thống mạng.
  • Thẩm định tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due Diligence) bao gồm đánh giá các văn bằng sở hữu về bản quyền, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh.

Trên cơ sở của kết quả thẩm định tín nhiệm, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xác định giá trị sổ sách, lợi thế thương mại, tổng giá trị doanh nghiệp để làm cơ sở định giá phục vụ mua bán doanh nghiệp. Việc định giá doanh nghiệp có thể được thực hiện bởi sự của lý của VIVA Business Consulting cho đến khi có được chứng thư định giá từ  các tổ chức độc lập.

Định giá một công ty sẽ xem xét và tiếp cận tổng hợp ở 3 khía cạnh:   

  • Khía cạnh 1:  Trị giá tài sản hữu hình theo giá thị trường
  • Khía cạnh 2:  Giá trị lợi thế thương mại: Thương hiệu, bí quyết, bí mật, bản quyền, khách hàng, nhà cung cấp, đội ngũ quản lý và nguồn nhân lực…
  • Khía cạnh 3:  Qui mô lợi nhuận trong tương lai

Trong đó khía cạnh 1 thì đơn giản, nhưng với hai khía cạnh còn lại có thể có giá trị lớn hơn gấp nhiều lần. Tuỳ theo yêu cầu của người mua, Công ty ngoài việc cung cấp hồ sơ chuẩn mực để chứng minh giá trị của doanh nghiệp thì còn có thể làm thủ tục cấp chứng thư thẩm định giá trị doanh nghiệp.

Qui trình tại Bước 1, VIVA sẽ soát xét hồ sơ pháp lý để đánh giá giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp, và căn cứ đánh giá giá trị vô hình sau khi đánh giá và trình bày phương án, nếu các sếp thấy đồng ý, VIVA sẽ thu xếp và cấp chứng thư thẩm định – chứng thư này có tính pháp lý và được xác thực bởi một đơn vị độc lập thuộc quản lý của Bộ tài chính Việt Nam.

SỐ HÓA VIỆC QUẢN TRỊ QUA CÁC NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ – PHẦN MỀM QUẢN TRỊ TOÀN DIỆN

VIVA hỗ trợ khách hàng tiêu chuẩn hóa sơ đồ tổ chức, bộ phận chức năng, qui trình tác nghiệp làm cơ sở cho việc triển khai áp dụng các phầm mềm quản lý cho từng mô đun và tích hợp toàn bộ các mô đun giúp việc quản lý doanh nghiệp được tự động hóa, quản lý tập trung, với các tiêu chí cơ bản như:

  1. Đồng nhất một cơ sở dữ liệu trong toàn đơn vị
  2. Liên kết số liệu chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng. Tăng hiệu suất làm việc của từng nhân viên.
  3. Giảm chi phí vận hành
  4. Dữ liệu chỉ cần cập nhật một lần và sẽ được khai thác theo hệ thống
  5. Bảo mật và an toàn dữ liệu

Các mô đun cơ bản hoặc sẽ được mở rộng theo yêu cầu như:

  1. Văn phòng số
  2. Kinh doanh
  3. Cung ứng
  4. Chi phí sản xuất
  5. Tài chính
  6. Nhân lực

MÃ ĐỊNH DANH TOÀN CẦU CHO DOANH NGHIỆP

Khi có ý định ký hợp đồng kinh doanh, đầu tư vào một doanh nghiệp… các đối tác, nhất là các công ty đa quốc gia cần có được thông tin tin cậy về doanh nghiệp đó.

Doanh nghiệp Việt Nam cần tiêu chuẩn hóa thông tin kinh doanh theo tiêu chuẩn quốc tế, có sự xác thực của các tổ chức độc lập để chủ động được nhận diện và khẳng định tín nhiệm, kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh đa dạng.

Mã số định doanh doanh nghiệp toàn cầu D-U-N-S (Data Universal Numbering System)

Mã số D-U-N-S là gì ?

  • Là dãy số gồm 9 chữ số có tính duy nhất, được cấp toàn cầu và cũng là mã số định danh dùng để
    xác thực thông tin của một doanh nghiệp và được công nhận toàn cầu.
  • Mẫu mã định danh D-U-N-S: 55-527-XXXX

Ai sử dụng mã số D-U-N-S?

  • Các tổ chức chính phủ, hiệp hội công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới: Chính phủ Mỹ, FDA, Liên hiệp quốc, hội đồng Châu Âu, Chính phủ Úc, Tổ chức ISO, vv.
  • Nhiều tập đoàn lớn quốc tế yêu cầu sử dụng mã số DUNS để làm căn cứ chọn nhà cung cấp, đối tác như: Dell, Intel,HP, GM, Apple, Seagate…
  • Các nhà xuất khẩu, nhập khẩu quốc tế có nhu cầu thẩm định khách hàng và đối tác trước khi xác định giao dịch

Tạo lợi thế kinh doanh thông qua mã số D-U-N-S?

  • Tăng tính tin cậy của Doanh nghiệp với đối tác nước ngoài
  • Thông tin công ty được đưa vào cơ sở dữ liệu với hơn 300 triệu doanh nghiệp, được hàng trăm ngàn công ty sử dụng để tìm kiếm đối tác hằng ngày
  • Tăng sự tin tưởng của trang web công ty trên môi trường internet và nâng cao cơ hội mong muốn hợp tác của khách viếng thăm
  • Đảm bảo cơ hội kinh doanh với các đối tác toàn cầu được thực thi

Không dừng lại ở việc tạo ra cơ hội kinh doanh, đính kèm thông tin theo mã số định danh DUNS, doanh nghiệp còn có thể lập sẵn báo cáo  thông tin doanh nghiệp để sẵn sàng thực thi các giao dịch chính thức.

Báo cáo thông tin Doanh nghiệp cơ bản– BIR (Business Information Reports)

Cung cấp xếp hạng tín nhiệm cho Doanh nghiệp qua hệ thống đánh giá uy tín và chất lượng giúp Doanh nghiệp quản trị rủi ro khi hợp tác kinh doanh với các đối tác, khách hàng.

  • Báo cáo tài chính: cung cấp tình hình tài chính từ 1-5 năm gần nhất của doanh nghiệp
  • Thông tin cổ đông, chủ sở hữu: xác định được ai là người chủ thật sự của doanh nghiệp. Liệu DN đó được sở hữu bởi tập đoàn, công ty hay cá nhân? Nguồn vốn có đủ mạnh và ổn định?
  • Thông tin số lượng nhân viên: xác định được quy mô công ty lớn, vừa và nhỏ
  • Thông tin Ban Giám Đốc: xác định được DN đang được “chèo lái” bởi những ai, kinh nghiệm như thế nào trong lĩnh vực đó.
  • Phả hệ: hiểu được bức tranh tổng thể về phả hệ của DN đó: công ty mẹ là ai? công ty con? công ty chi nhánh? công ty liên kết?
  • Chỉ số sức mạnh tài chính, chỉ số rủi ro: phản ánh quy mô của doanh nghiệp, thang điểm mức độ rủi ro giúp đánh giá tình hình của doanh nghiệp đó như rủi ro cao hay rủi ro thấp. Chỉ số tài chính kết hợp quy mô của công ty và thông tin bảng cân đối kế toán để tạo ra xếp hạng tổng thể cho uy tín tín dụng của doanh nghiệp, giúp người xem nhanh chóng đánh giá quy mô công ty và đánh giá tín dụng doanh nghiệp một cách tổng thể, hiểu được tất cả thông tin trong báo cáo tín dụng kinh doanh bằng cách đưa ra dấu hiệu tổng thể về độ  tin cậy của công ty.

Báo cáo thông tin Doanh nghiệp chuyên sâu – DDR (Due Diligence report)

Chuyên sâu hơn báo cáo  thông tin doanh nghiệp là báo cáo thẩm định và đánh giá chuyên sâu giúp thực thi các giao dịch M&A

Nội dung cơ bản của cuộc thẩm định và đánh giá phổ biến nhất là:

  • Thẩm định về tài chính – Financial Due Diligence bao gồm việc đánh giá thu nhập, tài sản, công nợ, dòng tiền, các khoản vay, lịch sử tín dụng, cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc đánh giá dựa trên các báo cáo gồm: Các chính sách kế toán; Doanh thu, chi phí, lợi nhuận; dòng tiền; Tài sản ròng; Thuế; Chính sách nội bộ; Các kế hoạch tài chính.
  • Thẩm định về thương mại – Commercial Due Diligence (CDD) bao gồm đánh giá khách hàng, đối thủ cạnh tranh, lĩnh vực ngành nghề, chính sách vĩ mô, triển vọng và rủi ro. Việc đánh giá thường dựa trên mô hình phân tích SWOT (Strengths – Weaknessnes – Opportunities – Threats): Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Tháchthức.
  • Thẩm định về pháp lý – Legal Due Diligence (LDD) bao gồm đánh giá về hồ sơ thành lập và hoạt động, vốn và chủ sở hữu, nhân sự quản lý và cơ cấu tổ chức cũng như thẩm quyền, Quản trị quan hệ lao động và các chính sách, Các hợp đồng đang có hiệu lực, Tuân thủ về Thuế và các báo cáo kế toán, Danh mục tài sản và quyền sử dụng định đoạt, Quan hệ với ngân hàng và lịch sử tín dụng, Hệ thống giấy phép kinh doanh có điều kiện, Danh sách các quyết định phạt,  các Tranh chấp và Tố tụng có liên quan.
  • Thẩm định thuế (Tax Due diligence) bao gồm đánh giá về các sắc thuế liên quan, hồ sơ tuân thủ, tình trạng thuế, kế hoạch thuế, các ưu đãi, các rủi ro về thuế.
  • Thẩm định hệ thống công nghệ thông tin (IT Due Diligence), bao gồm đánh giá phần mềm kế toán, hệ thống quản trị toàn doanh nghiệp (ERP), các máy chủ nội bộ, phần mềm và hệ thống mạng.
  • Thẩm định tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due Diligence) bao gồm đánh giá các văn bằng sở hữu về bản quyền, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh.

Là nhà tư vấn dày dạn tại Việt Nam từ năm 2006, VIVA Business Consulting sẽ chia sẻ và đưa ra các giải pháp tối ưu về đăng ký mã số định doanh toàn cầu (DUNS), lập báo cáo thông tin doanh nghiệp cơ bản, báo cáo chuyên sâu, giúp Quí khách tăng cường kiểm soát và thực thi các giao dịch kinh doanh, chủ động tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội rộng mở trong giao thương quốc tế.

LẬP PHƯƠNG ÁN GỌI VỐN, CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NHÀ ĐẦU TƯ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NỘI BỘ

Sau khi hoàn tất hồ sơ phục vụ thẩm định doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp, VIVA hỗ trợ khách hàng trình bày thư chào bán cổ phần, chào bán doanh nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng Anh với các nội dung và số liệu phù hợp. Thay mặt khách hàng chuyển hồ sơ chào bán tới các nhà đầu tư tiềm năng và quản lý cung cấp thông tin, sự quan tâm…

Thương thảo hợp đồng chuyển nhượng bao gồm: 

  • Xác lập tư cách các bên
  • Xác định giá chuyển nhượng
  • Điều khoản và điều kiện thanh toán
  • Điều khoản về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
  • Thủ tục chuyển nhượng
  • Quyền quản trị điều hành giữa các thành viên
  • Lập và ký Biên bản ghi nhớ
  • Lập và ký hợp đồng chuyển nhượng.

Chuyển giao quyền, nghĩa vụ, quyền quản trị điều hành

  • Quyền và nghĩa vụ về quản trị điều hành
  • Quyền và nghĩa vụ với khách hàng và đối tác
  • Quyền và nghĩa vụ với người lao động
  • Xác định nghĩa vụ thuế, bảo hiểm, hải quan và nghĩa vụ khác với các cơ quan nhà nước
  • Xác lập tỷ lệ sở hữu vốn, tài sản – quyền quản trị điều hành – Qui chế phân chia lợi nhuận.
  • Soạn thảo bộ điều lệ – qui chế quản trị nộ bộ kết hợp với các hồ sơ liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích của từng cổ đông, người góp vốn.

Thực hiện thủ tục chuyển nhượng tại các cơ quan có thẩm quyền:

  • Lập bộ hồ sơ chuyển nhượng vốn – bán doanh nhiệp
  • Lập bộ hồ sơ đăng ký tại Sở kế hoạch và Đầu tư
  • Lập hồ sơ kê khai thuế từ hoạt động chuyển nhượng và làm việc với cơ quan thuế
  • Lập hồ sơ pháp lý hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng làm căn cứ pháp lý cho các bên

Xây dựng điều lệ doanh nghiệp như là một công cụ quản trị nội bộ:

Điều lệ công ty không chỉ là một hồ sơ pháp định mà còn là công cụ cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập và quản lý quyền quản trị điều hành, quyền sở hữu tài sản, chính sách tài chính, quan hệ cổ đông, tối ưu chi phí thuế…

Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Điều lệ công ty có các nội dung quan trọng sau đây:

  1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
  2. Ngành, nghề kinh doanh;
  3. Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
  4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
  5. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
  6. Cơ cấu tổ chức quản lý;
  7. Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
  8. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  9. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
  10. Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  11. Phương pháp kế toán, kiểm toán, qui chế tài chính nội bộ, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  12. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  13. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Bộ điều lệ của một công ty có thể thiết lập mối quan hệ nội bộ và kiến tạo hoạt động doanh nghiệp, đảm bảo cho sự ổn định – hiệu quả – bền vững, phòng ngừa và xử lý rủi ro… vì vậy, bộ điều lệ doanh nghiệp cần được quản trị và may đo riêng theo đặc thù và yêu cầu của các chủ doanh nghiệp, tuyệt đối không thể áp dụng các mẫu có sẵn.

PHƯƠNG ÁN CHUYỂN GIAO THẾ HỆ, HOẶC BÁN DOANH NGHIỆP

Trên nền tảng của một doanh nghiệp được quản trị rõ ràng, chặt chẽ, như một cỗ máy tự động vận hành, nhà sáng lập có thể tiến hành chuyển giao việc cầm lái cho thế hệ tiếp theo hoặc bán toàn bộ doanh nghiệp:

  1. Chuyển giao và kế thừa về văn hóa, giá trị cốt lõi.
  2. Chuyển giao quyền quản trị điều hành.
  3. Chuyển giao về tài chính và quyền tài sản.

VIVA BUSINESS CONSULTING

VIVA Business Consulting là Công ty tư vấn chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh theo qui định địa phương từ năm 2006. VIVA đang cấp dịch vụ quản trị diều hành hỗ trợ trực tiếp cho các CEO, người quản lý doanh nghiệp và hằng ngàn công ty FDI.

Dịch vụ của VIVA là sự kết hợp đồng thời của: Luật pháp trong kinh doanh - Tài chính kế toán và thuế - Nhân sự và lao động tiền lương - Tài chính doanh nghiệp - Quản trị và kiểm soát nội bộ.  Chúng tôi đã phục vụ thành công hằng ngàn khách hàng là những công ty danh tiếng đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… trong các lĩnh vực: Dệt may, năng lượng, dược phẩm, quảng cáo, nông nghiệp...

Sự khác biệt của VIVA là cách làm việc trọn gói – luôn đảm bảo kết quả cuối cùng – theo cách xuất sắc, tối ưu, vượt trội của người thạo nghề.

 

VIVA không chỉ cung cấp dịch vụ thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh mà đặt sự an toàn, tối ưu của khách hàng làm trọng tâm khi thiết kế các giải pháp, đa dạng các nguồn lực nhằm giải quyết triệt để các rủi ro tiềm tàng, giúp mang lại lợi ích, lợi thế cạnh tranh và cảm hứng kinh doanh cho khách hàng.

Trên nền tảng chuyên môn sâu rộng và đồng bộ về Luật kinh doanh – Quản lý thuế – Quản lý quan hệ lao động – Tài chính kế toán – Quản trị doanh nghiệp, kết hợp với qui trình làm việc khép kín từ tư vấn, triển khai, bàn giao, hỗ trợ vận hành giúp chúng tôi có khả năng bảo vệ và đảm bảo cho khách hàng theo cách toàn diện.

BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC

“Nếu bạn hỏi bất kỳ doanh nhân thành công nào, họ sẽ luôn luôn nói rằng họ đã có một cố vấn tuyệt vời tại một số nơi trên hành trình đã chọn”.

 

 

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết

DANH MỤC BÀI VIẾT

Ngày đăng bài viết:

Chưa tìm thấy nội dung bạn cần xem?
TÌM KIẾM
HotlineZaloWhatsappEmailGoogle maps

You cannot copy content of this page

DANH MỤC DỊCH VỤ TẠI VIVA
Search